Luxembourg phê chuẩn Công ước Lao động Hàng hải - 2006 và các Công ước 185 về hồ sơ nhận dạng thuyền viên (sửa đổi) - 2003

23/09/2011

Luxembourg trở thành quốc gia thành viên thứ năm của EU, sau Bulgaria, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Latvia, phê chuẩn Công ước Lao động Hàng hải, năm 2006 (MLC) và là thành viên thứ 22 phê chuẩn Công ước 185, năm 2003 về nhận dạng thuyền viên.

Ngày 19/9/2011, Chính phủ Luxembourg đăng ký với Văn phòng Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước Lao động Hàng hải, năm 2006 (MLC, 2006) và Công ước 185 (sửa đổi), năm 2003 về nhận dạng thuyền viên.

Khi gửi văn kiện phê chuẩn, đại diện thường trực của Luxembourg tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, Đại sứ Jean Feyder nói: "Tính cả hai văn kiện này, Luxembourg đã phê chuẩn 100 Công ước ILO kể từ khi trở thành thành viên vào năm 1920, trong đó hiện nay 85 công ước đã có hiệu lực. Chúng tôi hy vọng rằng sớm muộn gì, nhiều quốc gia khác sẽ phê chuẩn MLC 2006 làm cho Công ước mang lại hiệu quả và thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu trong ngành vận tải biển. Cùng với Công ước SOLAS, MARPOL và STCW, Công ước MLC mới, được biết đến, là "cột trụ thứ tư" trong cơ chế quản lý hàng hải với phạm vi và tham vọng toàn cầu, cung cấp một sân chơi bình đẳng cho các chủ tàu, trong đó tất cả các bộ phận của ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế có thể làm việc và cung phát đạt. Các tàu thương mại trên toàn thế giới sẽ không còn vướng vào các tiêu chuẩn khác nhau và giải thích không rõ ràng khi chúng di chuyển giữa các cảng và giữa các khu vực pháp lý. MLC thực sự được mô tả như là một trong các Công ước tham vọng nhất từ trước đến nay, đề cập đến tính thực tế của các điều kiện làm việc trên một chiếc tàu của thế kỷ 21".

Chào đón việc phê chuẩn của Luxembourg, Bà Doumbia-Henry, Giám đốc Phòng Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế, cho biết: "Việc phê chuẩn MLC, 2006 và Công ước số 185 của Luxembourg thể hiện cam kết lâu dài của quốc gia về chất lượng vận tải biển và quyết tâm của Luxembourg về cung cấp điều kiện sống và làm việc tốt cho thuyền viên, kể cả bảo vệ đầy đủ quyền lợi của thuyền viên khi họ lên bờ. Luxembourg đóng vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán đưa đến việc thông qua MLC năm 2006, trở thành quốc gia thành viên thứ năm của EU, theo quyết định 2007 của Hội đồng EU cho phép các nước thành viên phê chuẩn MLC năm 2006. Phê chuẩn này sẽ gửi một thông điệp kịp thời cho 22 quốc gia thành viên còn lại của EU rằng hành động nhanh chóng là cần thiết để cho các thuyền viên trên thế giới được hưởng lợi từ Dự luật về Nhân quyền và các chủ tàu từ một sân chơi".

Từ những năm 1990, Luxembourg đã phát triển đội tàu của mình với 241 tàu đăng ký với Cơ quan Hàng hải Luxembourg. Đội tàu Luxembourg đa dạng về chủng loại và có thế mạnh về tàu hút, tàu kéo đẩy và tàu dịch vụ. Với sự phê chuẩn của MLC 2006 của Luxembourg, 19 nước thành viên ILO, đại diện cho hơn 54% của tổng trọng tải tàu trên thế giới, là các bên tham gia Công ước này.

Dự kiến có thêm 11 nước phê chuẩn vào cuối năm nay để làm cho Công ước MLC 2006 sẽ có hiệu lực trong 2012.

Tác giả: Phòng HTQT - VR