Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KIỂM CÔNG TRÌNH BIỂN


1. Giới thiệu chung

  • Hoạt động đăng kiểm công trình biển (viết tắt CTB) của Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) bắt đầu từ năm 1990;
  • Hoạt động đăng kiểm CTB được thực hiện từ Văn phòng trung ương (Phòng Công trình biển) tới các Chi cục Đăng kiểm, Chi nhánh Đăng kiểm của Cục ĐKVN;
  • Các dạng công trình biển gồm giàn di động, giàn cố định, kho chứa nổi, hệ thống phao neo và hệ thống đường ống biển phục vụ thăm dò, khai thác vận chuyển tài nguyên trên biển.


2. Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ vào:

  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (số 05/2007/QH12) do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21.11.2007;
  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (số 68/2006/QH11) do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29.6.2006;
  • Nghị định của Chính phủ số 51/2008/NĐ-CP ngày 22.04.2008 về Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải;
  • Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải số 26/2008/QĐ-BGTVT ban hành ngày 04.12.2008 về Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Giao thông Vận tải có chức năng tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác vận chuyển dầu khí trên biển (sau đây gọi là Công trình biển) theo quy định của Pháp luật.


3. Các công việc chính của hoạt động đăng kiểm CTB

  • Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ GTVT chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm CTB;
  • Chủ trì xây dựng , trình Bộ trưởng Bộ GTVT các văn bản quy phạm pháp luật về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm;
  • Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các CTB trình Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm CTB sau khi ban hành hoặc phê duyệt;
  • Thẩm định các loại thiết kế CTB;
  • Thực hiện giám sát kỹ thuật trong đóng mới và trong khai thác;
  • Cấp các loại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho CTB;
  • Giám sát trạng thái kỹ thuật CTB;
  • Xem xét uỷ quyền cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các CTB;
  • Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện công tác đăng kiểm CTB.


4. Hoạt động tư vấn

    Cục ĐKVN đáp ứng kịp thời và không ngừng nâng cao chất lượng công tác tư vấn về an toàn kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến CTB từ nhu cầu của khách hàng.


5. Hệ thống chất lượng

Hoạt động đăng kiểm các CTB thực hiện theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000 của Cục ĐKVN đã được Tổ chức chứng nhận quốc tế BVQI cấp chứng chỉ.


6. Đào tạo nhân lực

Trung tâm đào tạo của Cục ĐKVN là cơ sở đào tạo cơ bản và nâng cao cho đội ngũ nghiên cứu viên, đăng kiểm viên của Cục ĐKVN trong lĩnh vực đăng kiểm các CTB. Trong đó các kỹ sư được đào tạo và cập nhật về mọi mặt có liên quan đến hoạt động đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các CTB. Ngoài ra, Cục ĐKVN đã cử nhiều đăng kiểm viên ra nước ngoài đào tạo về hoạt động đăng kiểm các CTB.


7. Hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm các CTB của Cục ĐKVN phát triển rất mạnh cả về chất và lượng. Hiện tại, Cục ĐKVN đã hợp tác với các tổ chức đăng kiểm nước ngoài có uy tín thực hiện công tác đăng kiểm các CTB ở Việt Nam như:

  • Đăng kiểm Anh (LR);
  • Đăng kiểm Mỹ (ABS);
  • Đăng kiểm Na Uy (DNV);
  • Đăng kiểm Đức (GL);
  • Đăng kiểm Pháp (BV).


Hướng dẫn thực hiện công việc
Văn bản
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN