Đào tạo về triển khai thực hiện Công ước lao động hàng hải cho các chủ tàu/công ty quản lý tàu

15/12/2009

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization - ILO)thông qua tiêu chuẩn mới liên quan đến lĩnh vực lao động hàng hải thế giới với tên gọi "Công ước Lao động hàng hải, 2006" (Maritime Labor Convention, 2006) được gọi tắt là "MLC".

Ngày 23 tháng 02 năm 2006, tại Geneva, Thuỵ Sỹ, đã diễn ra một sự kiện mang tính lịch sử về lao động trong ngành hàng hải, đó là việc Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization - ILO) đã thông qua một tiêu chuẩn mới, mang tính toàn diện đối với lĩnh vực lao động hàng hải thế giới với tên gọi "Công ước Lao động hàng hải, 2006" (Maritime Labor Convention, 2006) được gọi tắt là "MLC".

Công ước đưa ra các yêu cầu tối thiểu về điều kiện tuyển dụng, số giờ làm việc và nghỉ ngơi trên tàu, khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí, việc cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế, phúc lợi và an sinh xã hội cho thuyền viên; việc kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho tàu; và việc kiểm tra/ thanh tra của Chính quyền tàu mang cờ/ Chính quyền cảng liên quan đến lao động hàng hải trên tàu.

Công ước MLC sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có ít nhất 30 quốc gia chiếm 33% tổng dung tích đội tàu thế giới đăng ký phê chuẩn. Đến tháng 12 năm 2009, Công ước đã nhận được sự phê chuẩn của 5 quốc gia là Bahamas, Liberia, Marshall Islands, Na Uy và Panama với đội tàu chiếm khoảng 45% tổng dung tích đội tàu thế giới. 27 quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu (EU) đang chuẩn bị để phê chuẩn Công ước trong năm 2010. Như vậy, Công ước MLC có thể có hiệu lực vào tháng 12 năm 2011, sớm hơn một năm so với dự kiến ban đầu.

Để giúp cho các chủ tàu/ công ty quản lý tàu triển khai kịp thời việc thực hiện Công ước MLC, từ tháng 10 năm 2009, Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR) thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về Công ước Lao động hàng hải như sau:

  1. Mục tiêu:
  2. Khóa đào tạo cung cấp cho học viên các kiến thức để có thể triển khai thực hiện Công ước MLC cho đội tàu của công ty.

  3. Thành phần tham dự:
  4. Cán bộ thuộc các bộ phận sau đây của các chủ tàu/ công ty quản lý tàu hoạt động tuyến quốc tế: Nhân sự, Thuyền viên, Pháp chế, Kỹ thuật, Quản lý an toàn và an ninh, Khai thác, Công đoàn, Thuyền trưởng và các sỹ quan tàu

    Mỗi khóa đào tạo không quá 25 học viên.

  5. Nội dung:
    • Giới thiệu chung về Công ước MLC
    • Các yêu cầu tối thiểu đối với thuyền viên làm việc trên tàu
    • Các điều kiện lao động trên tàu
    • Khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí, lương thực và thực phẩm
    • Bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc y tế, phúc lợi và an sinh xã hội cho thuyền viên
    • Sự tuân thủ và thực thi
    • Công tác thanh tra liên quan đến lao động hàng hải của Chính quyền tàu mang cờ
    • Công tác thanh tra liên quan đến lao động hàng hải của Chính quyền cảng
    • Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến lao động hàng hải
    • Hướng dẫn thực hiện Công ước
  6. Thời gian:
  7. Ba (03) ngày

Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về khóa đào tạo nêu trên, đề nghị liên hệ:

  • Trung tâm Đào tạo, Cục Đăng kiểm Việt Nam
  • Địa chỉ: 18, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 04.37684701 (số máy lẻ: 804);
  • Fax: 04.37684726

Người chịu trách nhiệm:

  • Ông Đào Ngọc Xuất, Giám đốc Trung tâm,
  • Điện thoại, ĐTDĐ: 0913233245,
  • Thư điện tử: xuatdn@vr.org.vn

Tác giả: Phòng Tàu biển