Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại Hội nghị thúc đẩu phát triển vận tải TNĐ đồng bằng sông Hồng

12/08/2014

Ngày 04/08/2014, Tại Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa vùng đồng bằng sông Hồng.

Tham dự Hội nghị đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Khoa học; địa diện UBND, Sở GTVT, Sở Tài chính và một số doanh nghiệp vận tải thủy nội địa các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh dọc các tuyến vận tải thủy nội địa chính của phía Bắc; các Hiệp hội: Chủ hàng Việt Nam, Vận tải ô tô Việt Nam, Vận tải thủy nội địa Việt Nam, Doanh nghiệp Dịch vụ Logistisc Việt Nam, các trường Đại học: Giao thông vận tải, Công nghệ giao thông vận tải, Hàng hải Việt Nam.

Về phía Bộ GTVT có các đồng chí thứ trưởng: Nguyễn Hồng Trường, Trương Tấn Viên, Nguyễn Văn Công, Lê Đình Thọ; đồng chí Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; đại diện các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng, Ban chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ, Cục, Tổng cục, Viện thuộc Bộ; Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình trung ương và ngành GTVT.

Sau khi nghe các địa biểu phát biểu, đánh giá thực trạng hoạt động vận tải thủy nội địa, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển vận tait hủy nội địa khu vực đơngf bằng sông Hồng; ý kiến phát biểu của Lãnh đạo các địa phương, Lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng kết luận như sau:

Thời gian qua, hoạt động vận tải thủy nội địa chưa được các cấp quản lý từ trung ương đến các địa phương quan tâm đúng mức, chưa phát huy được tiềm năng sẵn có của mạng lưới đường thủy trên toàn quốc và khu vực. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa , kết nối các phương thức vận tải, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội các địa phương và của cả nước.

Nhằm phát huy được tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa khu vực đồng bằng sông Hồng, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ và đề nghị các địa phương, các cơ quan liên quan phối hợp triển khai một số nội dung sau:

1. Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của vận tải thủy nội địa và kết nối các phương thức vận tải đối với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của đất nước; góp phần tao ra thị trườngvận tải phát triển lành mạnh, hào hòa giữa các phương thức vận tải, giải tối đa chi phí vận tải, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và cho kinh tế đất nước.

2. Tập trung hoàn thiện các thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy vận tải thủy nội địa phát triển. Trước hết là việc triển khai thực hiện bằng các quy định có liên quan trực tiếp, có tác dụng tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn, nhằm thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và hàng hải; tạo cơ chế thu hút được các nguồn lực tham gia đầu tư vào thị trường vận tải thủy nội địa, thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics...

3. Tập trung tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong ngành GTVT theo đề án Tái cơ cấu tổng thể ngành GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, thực hiện phân bổ các nguồn lực đầu tư hài hòa, tránh đầu tư mất cân đối giữa các phương thức vận tải hiện nay.

4. Tập trung đẩy nhanh xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các đề án liên quan đến việc thúc đẩy vận tải thủy nội địa, vận tải pha sông biển, kết hợp các phương thức vận tải trong phạm vi cả nước và từng khu vực.

5. Tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa và kết nối các phương thức vận tải nhưng phải gắn với điều kiện thực tế về trình độ, phong tục tập quán của người dân và có lộ trình thực hiện cho phù hợp.

6. Đẩy mạnh nâng cao các cảng đường thủy nội địa, hệ thống kho tàng, bến, bãi, phương tiện xếp dỡ đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giải phóng hàng hóa nhanh, tăng năng xuất lao động, nâng cao tính cạnh tranh của vận tải thủy nội địa so với các phương thức khác.

7. Bộ GTVT sẽ báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải thủy nội địa, cơ chế huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào thị trường vận tải thủy nội địa, trong đó có khu vực đồng băng sông Hồng.

8. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao thị phần vận tải thủy nội địa, góp phần giảm tải vận tải đường bộ, điều tiết lại cước phí vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, kết hợp hài hòa các phương thức vận tải, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của các địa phương và của cả nước.

Tác giả: Văn phòng - VR