Công nghệ ABS đã có từ rất lâu và trở thành trang bị tiêu chuẩn trên xe
Có thể các bạn chưa biết, công nghệ kiểm soát ổn định thân xe điện tử trước đây chỉ được trang bị trên những chiếc xe của dòng S-Class của hãng Mercedes. Những sau đó thì nó đã trở thành một công nghệ tiêu chuẩn trên tất cả các xe hiện nay. Và dưới đây sẽ là 4 công nghệ cần được xem là tiêu chuẩn trên xe hơi.
Hệ thống phanh khẩn cấp tự động
Tai nạn va chạm trong lưu thông là một vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Chúng ta đều biết rằng khả năng phản xạ của con người không nhanh bằng thuật toán của máy tính. Chính vì thế mà trang bị hệ thống phanh khẩn cấp tự động là điều vô cùng cần thiết.
Nếu có cơ hội được trải nghiệm công nghệ phanh khẩn cấp tự động, người dùng chắc chắn phải gật gù với những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Chỉ cần trong một khoảnh khắc lơ là hay ngủ ngật, va chạm hoặc thậm chí là tai nạn có thể xảy ra với chúng ta.
Công nghệ phanh khẩn cấp tự động
Một điều đáng tiếc là công nghệ phanh khẩn cấp tự động hiện nay chỉ xuất hiện trên những dòng xe cao cấp, xe sang – những chiếc xe mà không phải ai cũng có thể dễ dàng sở hữu.
Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS) thì trong năm 2021 đã có dữ liệu chỉ ra rằng chỉ có 6 nhà sản xuất xe hơi trang bị tính năng phanh khẩn cấp tự động trên tất cả các mẫu xe của họ. Đó là những thương hiệu quen thuộc như: Tesla, Volvo, Toyota/Lexus, Mazda, Mitsubishi và Jaguar Land Rover. Qua đó cho thấy rằng nhiều hãng xe vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng việc lái xe khi có công nghệ phanh tự động khẩn cấp sẽ ”nhàn” hơn. Tuy nhiên đây là một ý kiến sai lầm. Mặc dù được hỗ trợ bởi công nghệ cao, nhưng khả năng phản xạ sớm và chính xác thì máy tính không thể hơn được con người. Do vậy, mặc dù được công nghệ phanh tự động khẩn cấp hỗ trợ nhưng người lái xe vẫn phải tập trung cao độ.
Giám sát điểm mù
Công nghệ quan sảt điểm mù
Công nghệ giám sát điểm mù được sinh ra với mục đích giúp tài xế có thể quan sát được những vị trí khuất, quan sát được những phương tiện khác đang nằm trong phạm vi nguy hiểm của xe.
Đối với những phương tiện không có công nghệ giám sát điểm mù, buộc người lái xe phải ngoái đầu ngang vai để kiểm tra xem có phương tiện nào đang nằm trong tầm nguy hiểm hay không, mà không thể nhìn thấy bằng gương chiếu hậu như bình thường. Việc ngoái đầu để quan sát sẽ không được an toàn, đặc biệt là khi xe đang di chuyển với vận tốc trung bình trở lên.
Ngoài ra, trong những trường hợp mà người lái không thể ngoái cổ để quan sát trước khi rẽ cũng tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tai nạn. Công nghệ cảnh báo điểm mù đã ra đời và như một vị cứu tinh vì nó khiến việc rẽ hay chuyển làn trở nên đơn giản và an toàn hơn rất nhiều.
Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau
Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau
Khi chúng ta tiến hành lùi xe ra khỏi khu vực đỗ xe vuông góc với mặt đường, chúng ta thường sẽ rất sợ xuất hiện những phương tiện cắt ngang phía sau. Trường hợp nếu có người đi cùng thì việc lùi xe trở nên đơn giản. Ngược lại khi chúng ta phải lùi xe một mình, công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang sẽ hết sức hữu ích.
Khi có những phương tiện cắt ngang phía sau lúc xe đang lùi sẽ tìm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Hậu quả có thể là va chạm xảy ra, nhẹ thì gây trầy xước cho chiếc xe, còn nặng thì có thể gây thiệt hại cả về vật chất và con người.
Công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang hiện nay đã có thể lắp thêm vào bất cứ xe nào. Tuy nhiên nó cũng rất đắt tiền do sử dụng nhiều cảm biến.
Android Auto & Apple CarPlay
Apple Carplay
Sở dĩ xuất hiện hệ thống Android Auto và Apple CarPlay là vì những nhà sản xuất muốn người lái tập trung lái xe. Khi họ không cần phải vừa bấm điện thoại vừa lái xe. Hệ thống này có thể hiện thị bản đồ, tìm đường, nghe điện thoại,… Tuy nhiên hiện nay không phải xe nào cũng được tích hợp hệ thống này. Đây cũng là một điều khó chấp nhận trong thời buổi công nghệ cao như hiện nay.