
Ford tiếp tục tiến gần hơn đến với mục tiêu dài hạn đầy tham vọng về việc không sử dụng nước ngọt trong sản xuất trên toàn cầu
Theo thống kê, có 2,2 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nước uống sạch, vì vậy Ngày Nước Thế giới được tổ chức thường niên vào ngày 22 tháng 3 hàng năm kể từ năm 1993 đến nay, nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn nước.
Ngay từ hai thập kỷ trước, Ford đã đặt mục tiêu giảm 72% lượng tiêu thụ nước trong quá trình sản xuất mỗi chiếc xe. Đến năm 2013, Ford đã tiết kiệm được hơn 10 tỷ gallon nước (38 tỷ lít nước). Nói một cách dễ hiểu hơn, con số đó tương đương với 15.000 bể bơi thi đấu; hoặc bằng lượng nước chảy qua thác Niagara trong 3 giờ 40 phút.
Mặc dù đã có một mục tiêu đáng nể, Ford đã cố gắng làm được nhiều hơn thế bằng cách đặt cho mình một mục tiêu dài hạn đầy khát vọng, đó là ngừng hoàn toàn việc sử dụng nước ngọt trong quy trình sản xuất.
Tại Nhà máy lắp ráp động cơ và Phương tiện Chennai (VAEP) của Ford, mức tiêu thụ nước ngọt giảm xuống mức đáng kinh ngạc là 1,17 m3/xe - giảm so với mức 7,3 m3/xe ở thập kỷ trước.
Khi đã xác định được nguồn nước thải xám thay thế để xử lý và sử dụng cho các hoạt động phi sản xuất, các quy trình sử dụng nước hiệu quả thông minh cho thấy khả năng tái chế gần như 100% nước thải công nghiệp để sử dụng cho sản xuất.
Các nhà máy VAEP khác trong khu vực Ấn Độ của Ford như ở Sanand – nơi nổi tiếng về khan hiếm nước - tự hào có khả năng không xả nước ra môi trường, với ao thu nước mưa 110.000 m3 được sử dụng để rửa pallet, tưới tiêu và với kế hoạch thay thế nước của tháp làm mát nhà xưởng bằng nước mưa.

Ford nỗ lực tái chế 100% nước thải công nghiệp tại các nhà máy địa phương trên khắp thế giới
Tại Việt Nam, nhà máy Ford Hải Dương ngay từ những ngày đầu xây dựng năm 1996 đã được trang bị hệ thông lọc nước thải và trung bình mỗi năm đã xử lý được 50.000 m3 nước. Lượng nước sạch sử dụng trong quá trình sản xuất đã được giảm thiểu 53% trong vòng 10 năm qua.
Nước thải sản xuất và nước mưa được lọc RO và tái sử dụng cho nhiều hoạt động khác của nhà máy như trồng cây, vệ sinh nhà xưởng và tháp làm mát.
Hệ thống lọc nước mới đang được lắp đặt với công nghệ Màng Lọc Sinh học MBR tiên tiến và dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 6 năm 2021, giúp nhà máy Ford Hải Dương tiếp tục nâng cao khả năng tái chế nước.
Hyundai mở rộng số trạm sạc E-pit trên khắp Hàn Quốc

Mô hình trạm sạc E-pit mà Hyundai Hàn Quốc đang mở rộng
Tập đoàn ô tô Hyundai sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng sạc nhanh cho xe điện (EV) của riêng mình với tên gọi E-pit và có tốc độ sạc siêu nhanh. Tập đoàn ô tô Hyundai sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình trên khắp Hàn Quốc để sạc nhanh xe điện (EV) với tên gọi E-pit.
Nhiều dịch vụ được cung cấp tại các trạm E-pit sẽ dành cho xe điện do Hyundai Motor Group sản xuất trên nền tảng sản xuất chuyên dụng dành cho xe điện. Tuy nhiên, tính năng sạc đơn giản sẽ được cung cấp cho xe điện của các hãng khác, miễn là chúng sử dụng cùng một đầu nối theo chuẩn cắm sạc.
Tập đoàn ô tô Hyundai cho biết, họ sẽ lắp đặt ít nhất 120 bộ sạc nhanh E-pit tại 20 trạm ở Hàn Quốc trong năm nay, 72 trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, 48 chiếc còn lại sẽ ở các thành phố.
Các trạm sẽ có bộ sạc 350 kWh, có thể sạc 80% khối pin EV 800V trong vòng 18 phút. Với các bộ sạc nhanh hiện có, mất khoảng 30 phút để sạc đầy một bộ pin. Điều đó có nghĩa là chỉ với năm phút sạc, có thể lái xe 100 km.
Công ty giải thích rằng thuật ngữ E-pit được lấy cảm hứng từ các điểm dừng trong môn đua xe thể thao, nơi các tay đua dừng lại để tiếp nhiên liệu và sửa chữa xe, gọi là đường pit. Công ty cho biết: “E-pit hướng tới mục tiêu trở thành một nền tảng tính phí, nơi tất cả các loại dịch vụ được cung cấp một cách nhanh chóng và thuận tiện".
Bộ sạc E-pit sẽ cho phép thanh toán dễ dàng khi thông tin thanh toán của tài xế được lưu trên xe. Chức năng này sẽ chỉ khả dụng trên các xe EV sản xuất theo tiêu chuẩn E-GMP của Hyundai, Kia và Genesis.