Hội nghị lần thứ 20 Nhóm Quản lý kỹ thuật Hiệp hội các tổ chức Đăng kiểm châu Á

03/09/2019

Với vai trò chủ tịch Hiệp hội các tổ chức Đăng kiểm châu Á (ACS) năm 2019, ngày 29-30/8/2019, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì Hội nghị thứ 20 Nhóm Quản lý kỹ thuật (TMG20) thuộc Hiệp hội Đăng kiểm châu Á (ACS). Hội nghị được điều hành bởi ông Phạm Hải Bằng – chủ tịch TMG.

DSC_5976.JPG
TMG20 được tổ chức tại Quảng Ninh-Việt Nam

Tham dự Hội nghị TMG20 có đại diện của 7 thành viên ACS: Đăng kiểm Indonesia (BKI), Đăng kiểm Trung Quốc (CCS), Đăng kiểm Ấn Độ (IRS), Đăng kiểm Hàn Quốc (KR), Đăng kiểm Nhật Bản (NK), Đăng kiểm Malaysia (SCM) Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR), Đăng kiểm Hàn Quốc (KR), Thư ký ACS – ông Jeong-Chong Jeon đến từ Văn phòng Hành chính của Hiệp hội (Seoul, Hàn Quốc) và Cán bộ kỹ thuật ACS – bà Wang Yamei (CCS) đến từ Văn phòng Kỹ thuật của Hiệp hội (Shanghai, Trung Quốc). Hội nghị được điều hành bởi ông Phạm Hải Bằng – chủ tịch TMG.

Đánh giá kết quả Hội nghị, Chủ tịch TMG cho biết; về cơ bản kế hoạch của Nhóm công tác đặt ra tại các kỳ họp trước đã được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng bảo đảm. Các công việc quan trọng đã được hoàn thành bao gồm: thông qua và ký kết sửa đổi, bổ sung Hiến chương ACS, thông qua sửa đổi quy trình làm việc của Hiệp hội; cập nhật các Hướng dẫn ACS trên trang web của Hiệp hội.


Đại diện các thành viên ACS tham dự hội nghị.

Bên canh đó, Hội nghị cũng đã thảo luận các vấn đề nảy sinh tại các Hội nghị TMG 19 và EC 26 bao gồm: xây dựng chiến lược liên quan tiêu chuẩn thành viên ACS để đệ trình lên EC; xem xét việc thực hiện kế hoạch hành động trong Chiến lược ACS, chương trình công tác kỹ thuật 2019, tiến độ xây dựng các Hướng dẫn kỹ thuật ACS; em xét báo cáo của Nhóm công tác An toàn và Nhóm công tác Môi trường, về cơ bản, các nhóm công tác đã hoàn thành các nhiêm vụ chính, đặc biệt là việc theo dõi và hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc, …) liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng hải; theo dõi và đề xuất ý kiến liên quan đến việc xây dựng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường của IMO.

Thảo luận các vấn đề liên quan đến hợp tác với Hiệp hội chủ tàu Châu Á (ASA), Liên đoàn các chuyên gia đóng tàu tích cực châu Á, Tokyo MOU, Indian Ocean MOU./.