Dự án tái chế kính chắn gió của Audi
Kính chắn gió được làm bằng vật liệu tái chế được xem là một ý tưởng mới độc đáo và rất hay. Bên cạnh đó nó vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm vẫn chưa thể giải quyết.
Audi và một số hãng đồng hành khác đã dành hơn một năm để nghiên cứu dự án kính chắn gió được làm từ vật liệu tái chế. Mặc dù những khó khăn và thử thách trong dự án lần này là không hề nhỏ, nhưng đây là một tiềm năng nên Audi đã quyết định theo đuổi.
Thành phần chính trong thủy tinh chính là Silica. Nó sẽ được nấu chảy cùng với các phụ gia khác và sau đó tạo ra thủy tinh. Trên thế giới hiện nay những chiếc kính chắn gió khi không còn sử dụng nữa, nó sẽ được nấu ra thành thủy tinh trở lại. Tuy nhiên bây giờ nó sẽ thành chai lọ chứ không trở thành một kính chắn gió như nó đã từng vì khi bị nấu chảy đã xuất hiện nhiều chất khác và thủy tinh lúc này cũng không còn chất lượng như ban đầu.
Dự án tái chế kính chắn gió của Audi
Chắc chắn nhiều người sẽ có câu hỏi rằng nó chỉ là thủy tinh, nếu vỡ vụn thì cứ nấu lại thì sẽ thành thủy tinh. Để có thể giải quyết câu hỏi này trước tiên chúng ta hãy đi tìm câm trả lời cho câu hỏi:
Kính chắn gió được sản xuất như thế nào?
Để có thể cho ra đời một tấm kính chắn gió thì người ta sẽ ép nhiều lớp polyme và thủy tinh lại với nhau giống như một cái bánh mì kẹp. Trong đó những lớp thủy tinh được xem như những miếng bánh mì còn polyme được xem là nhân ở giữa. Loại polyme mà người ta dùng để sản xuất kính chắn gió là polyvinyl butyral (PVB).
Đầu tiên người ta sẽ tạo ra hai tấm kính, sau đó họ sẽ đem đi nung và cắt để tạo hình thích hợp. Công việc tiếp đến là kẹp PVB bằng hai miếng thủy tinh ấy rồi đặt nó vào lò áp suất để tạo sự kết dính.
Kính chắn gió không còn sửa chữa được
Tuy nhiên, khi lắm đặt lên xe thì không đơn giản tới vậy. Một tấm kính chắn gió xe hơi còn đi kèm máy sưởi, cảm biến mưa và giá gắn gương chiếu hậu. Đây được xem là những nguyên nhân mà kính chắn gió vẫn chưa thể tái chế.
Audi và nhóm đối tác của họ đã thực hiện rất nhiều công đoạn trong dự án lần này. Đầu tiên những tấm kính vỡ sẽ được thu gom ở các đại lý của Audi. Chúng sau đó được chuyển đến Reiling Glas Recycling – một đối tác của Audi trong dự án để được nghiền nát. Sau khi nghiền nát, họ sẽ sử dụng nam châm, bộ tách kim loại màu, bộ phận chiết xuất và bộ phận phân loại điện quang để phân loại tất cả các phế liệu. Lúc này, các hạt thuần thủy tinh đã được lọc xong. Những hạt thủy tinh này sẽ được chuyển tiếp đến công ty Saint-Gobain Glass và được phân tách theo màu sắc.
Ở đây, họ sẽ dùng một số công đoạn nữa để có thể thu được thủy tinh tinh khiết hơn. Lúc bấy giờ, lượng thủy tinh đó được xem là đã đủ tiêu chuẩn để làm kính. Sau đó, họ sẽ trộn thủy tinh với cát thạch anh, natri cacbonat và canxi cacbonat. Thủy tinh tái chế chiếm từ 30% – 50% hỗn hợp này.
Audi Q4 E-Tron
Bây giờ họ đã có thể tạo ra những tấm kính 3x6m. Những tấm kính thủy tinh này sẽ được vận chuyển đến nơi sản xuất kính ô tô là công ty Saint-Gobain Sekurit. Theo những nhà phát triển, tái chế kính an toàn nhiều lớp theo cách này sẽ giúp giảm khoảng 30% lượng khí CO2 so với cách chế tạo thông thường. Với số lượng vật liệu được tái chế đó, nhà sản xuất kính cho biết họ sẽ tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên (nước, năng lượng,…) tương đương với việc giảm 75 tấn CO2 thải ra hàng ngày
Nếu dự án này thành công, dự kiến aint-Gobain Glass sẽ nâng công suất lên 30,000 tấn kính nghiền mỗi năm. Và tất nhiên những mẫu xe của Audi sẽ trang bị loại kính này.