Công nghệ chống bó cứng phanh (ABS):
Vấn đề lớn nhất đặt ra của hệ thống phanh là khi gặp các chướng ngại vật bất ngờ, người lái đạp phanh gấp và giữ liên tục dẫn tới các bánh xe bị bó cứng và làm mất khả năng quay vành lái trong khi phanh gấp. Trong những tình huống khẩn cấp, không thể tránh khỏi tình trạng này và công nghệ phanh ABS được áp dụng để tránh khỏi tình trạng này.
Công nghệ chống bó cứng phanh (ABS). Công nghệ phanh được sử dụng phổ biến và nhiều người biết nhất là ABS (anti-lock braking system).
Như tên gọi của mình, ABS được ra đời với mục đích ngăn bánh xe bị bó cứng trong những tình huống phanh gấp, nhất là khi mặt đường trơn trượt.
Với những xe không được lắp ABS, khi phanh gấp sẽ bị bó cứng và trượt trơn trên đường, cùng với đó sẽ mất lái và không thể điều khiển bánh lái để tránh các vật thể trên đường phanh. Đây là nguyên nhân cho rất nhiều vụ tai nạn trước khi công nghệ này được đưa vào thực tiễn.
Một số ưu điểm của công nghệ chống bó cứng phanh ABS:
Giúp xe có thể dừng lại trong khoảng cách ngắn khi phanh gấp.
Ngăn bánh xe bị bó cứng.
Tăng khả năng kiểm soát xe (khi phanh).
Hiệu suất phanh tốt hơn ở đa dạng điều kiện lái.
Giảm đáng kể hiệu ứng trượt.
Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (EBS):
Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp EBS – Emergency Brake Signal đang trở thành một trang bị không thể thiết trên những chiếc xe phổ thông hiện nay, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho những người xung quanh.
Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (EBS). Trên những cung đường lưu thông ngày nay, những tình huống giao thông luôn xảy ra một cách bất ngờ, việc người tài xế phải sử dụng phanh một cách khẩn cấp là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, trong những trường hợp các phương tiện phía sau không nắm bắt được tình hình phanh gấp ở phía trước, thì tình huống va chạm đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhằm hạn chế tình trạng này, các nhà sản xuất thường trang bị cho những xế hộp của mình hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp EBS, nâng cao hiệu quả an toàn tối đa cho những người xung quanh khi tham gia giao thông.
Với các cảm biến gắn ở xung quanh khung xe, tín hiệu sẽ được đưa tới bộ xử lý trung tâm (ECU) để xử lý. Sau khi xác định được độ nguy hiểm của tình huống, ECU sẽ phát đi tín hiệu ra loa và đèn cảnh báo người lái yêu cầu phanh gấp.
Khi mà tài xế đạp phanh khẩn cấp để tránh những tính huống va chạm trước mặt, hệ thống sẽ nhận dạng tín hiệu phanh khẩn cấp đó, thông qua các hệ thống tín hiệu như đèn xy nhan, các chuông cảnh báo, hệ thống sẽ phát ra tính hiệu chiếc xe đang phanh gấp, từ đó những người xung quanh có thể xử lý tốt hơn tránh những va chạm đáng tiếc xảy ra.
Một số ưu điểm của công nghệ phanh EBS:
Nhờ vào các cảm biến trên xe, hệ thống này khá thông minh trong việc nhận tín hiệu và xử lý tình huống.
Cảnh báo sớm cho người lái về tính huống nguy hiểm cần phanh gấp.
Cảnh bảo cho cả các xe xung quanh khi tài xế phanh gấp.
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (EBD):
EBD (electronic brakeforce distribution) là một công nghệ mở rộng của hệ thống ABS. Công nghệ này chịu trách nhiệm chuyển hướng lực phanh đến từng bánh xe. Đồng thời, EBD sẽ tự động điều chỉnh lực phanh ở từng bánh xe tùy các tình huống khác nhau.
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (EBD). Việc này nhằm đảm bảo cầu trước và cầu sau có được lực phanh tốt nhất, trong khi bánh xe vẫn không bị bó cứng. EBD cùng ABS và các cảm biến sẽ liên tục hỗ trợ nhau trong quá trình xe vận hành (tất nhiên là cả khi phanh).
Việc sử dụng một van điều khiển điện tử (electronically controlled valve) sẽ giúp chuyển hướng áp suất đến hai cầu. Phần cứng của hệ thống EBD bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe (dùng chung với ABS), cảm biến tải trọng (load sensor), bộ điều chỉnh lực phanh (nhằm thay đổi áp suất các van) và ECU.
Những ưu điểm mà hệ thống EBD mang lại bao gồm:
Tăng cường độ ổn định và giảm khoảng cách dừng xe.
Giúp dễ dàng dự đoán tình huống phanh.
Cải thiện độ bám đường.
Tối đa hiệu suất phanh.
Công nghệ hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA):
Công nghệ phanh tiếp theo trong danh sách sẽ là Emergency Brake Assist (BA).
BA có nhiệm vụ hỗ trợ người lái trong những tình huống dừng khẩn cấp. Các nhà sản xuất ô tô thường trang bị kết hợp hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA với hệ thống phanh điện tử EBD bên trên.
Công nghệ hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA). Khi tham gia giao thông, chúng ta thường gặp những tình huống phải dừng gấp. Tuy nhiên, thời gian từ khi người lái nhận thức được sự việc đến khi đưa ra phản xạ đạp phanh có thể sẽ không nhanh như các bộ phim hành động mà bạn vẫn thường xem. Đây là lúc hệ thống BA làm việc.
Về cơ bản, công nghệ này chuyển trạng thái bàn đạp phanh từ nhẹ trở nên mạnh hơn. Từ đó, hệ thống sẽ kích hoạt cảm biến (được gắn vào bàn đạp phanh) để yêu cầu hệ thống hỗ trợ phanh. Sau cùng, BA sẽ giúp xe của các bạn dừng hẳn.
Tuy nhiên, độ khuếch đại của BA gần như lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa dẫn đến nguy cơ xe bị rê bánh, trượt lết rất cao. Đó là lý do tại sao BA phải được lắp đặt đồng bộ với hệ thống ABS nhằm chống lết bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên những bề mặt trơn trượt như đường mưa ướt, đường băng tuyết.
Những ưu điểm mà hệ thống BA mang lại bao gồm:
Giảm khoảng cách dừng xe lên đến 45%.
Hỗ trợ phanh trong trường hợp khẩn cấp.
Công nghệ phanh chống trượt kiểm soát lực kéo (TCS):
TCS (Traction Control System) là hệ thống chống trượt trên xe ô tô. Tùy theo cách đặt tên của từng hãng sản xuất, hệ thống TCS còn có nhiều tên gọi khác như TRC, ASR hay DSC.
Công nghệ phanh TCS đảm nhận vai trò làm giảm sự trơn trượt của bánh xe, đồng thời tăng tối đa khả năng bám đường khi phanh ô tô.
Công nghệ phanh chống trượt kiểm soát lực kéo (TCS). Cụ thể, trong trường hợp bánh xe mất ma sát với mặt đường, TCS điều chỉnh phanh ABS giảm tốc các bánh đang bị mất ma sát và giảm công suất tác động lên bánh xe, khắc phục tình trạng trượt bánh và tăng tiếp xúc mặt đường.