1. Giới thiệu chung
· Phục vụ cho các công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí kể cả việc xử lý, thu gom, tàng trữ và vận chuyển dầu khí trên biển, các công trình biển đã và đang được xây dựng và vận hành trên biển, bao gồm các loại giàn di động trên biển, giàn cố định trên biển, kho chứa nổi, hệ thống phao neo và hệ thống đường ống biển.
· Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) triển khai công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí biển nhằm mục đích đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ năm 1992 căn cứ vào Quyết định số 203/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển Việt nam” Ngày 28 tháng 12 năm 1992;
· Công tác tác đăng kiểm cho các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển bao gồm:
- Thẩm định thiết kế;
- Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình chế tạo mới, lắp dặt, chạy thử, kiểm tra lần đầu để cấp các giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển phù hợp với các quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 11 năm 2011;
- Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình khai thác để duy trì hiệu lực các giấy chứng nhận.
2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào:
· Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (số 05/2007/QH12) đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007;
· Bộ luật Hàng hải Việt Nam (số 95/2015/QH13) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
· Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (số 68/2006/QH11) do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29.6.2006;
· Luật dầu khí (số 18L/CTN ngày 19/07/1993) và Luật Số 19/2000/QH10, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí;
· Luật an toàn vệ sinh lao động;
· Nghị định số 132/2008/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
· Nghị định số 127/2007/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
· Nghị định số 39/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn vệ sinh lao động;
· Nghị định số 44/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn vệ sinh lao động về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
· Nghị định số 95/2015/NĐ-CP – Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật dầu khí;
· Nghị định số 03/2002/NĐ-CP về bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí;
· Nghị định số 171/2016/NĐ-CP quy định về đăng ký, xóa đăng ký và mua bán, đóng mới tàu biển;
· Nghị định số 58/2017/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt nam về quản lý hoạt động hàng hải;
· Nghị định số 12/2017/NĐ-CP – Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
· Quyết định 84/2010/QĐ-TTg – Quy chế khai thác dầu khí;
· Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về quản lý an toàn hoạt động dầu khí;
· Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải số 862/QĐ-BGTVT ban hành ngày 05/4/2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
· Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 06/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải;
· Thông tư 33/2011/TT-BGTVT ban hành ngày 19/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;
· Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục giấy chứng nhận và tài liệu trên tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, khoa chứa nổi, giàn di động Việt Nam;
Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Giao thông Vận tải có chức năng tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác vận chuyển dầu khí trên biển (sau đây gọi là Công trình biển) theo quy định của Pháp luật.
3. Các công việc chính của hoạt động đăng kiểm CTB
· Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ GTVT chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm CTB;
· Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ GTVT các văn bản quy phạm pháp luật về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm;
· Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các CTB trình Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
· Tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm CTB sau khi ban hành hoặc phê duyệt;
· Thẩm định các loại thiết kế CTB;
· Thực hiện giám sát kỹ thuật trong đóng mới và trong khai thác;
· Cấp các loại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho CTB;
· Xem xét uỷ quyền cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các CTB;
· Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện công tác đăng kiểm CTB.
4. Hoạt động tư vấn
Cục ĐKVN đáp ứng kịp thời và không ngừng nâng cao chất lượng công tác tư vấn về an toàn kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến CTB từ nhu cầu của khách hàng.
5. Hệ thống chất lượng
Hoạt động đăng kiểm các CTB thực hiện theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 của Cục ĐKVN đã được Tổ chức chứng nhận quốc tế BVC cấp chứng chỉ.
6. Đào tạo nhân lực
Trung tâm đào tạo của Cục ĐKVN là cơ sở đào tạo cơ bản và nâng cao cho đội ngũ nghiên cứu viên, đăng kiểm viên của Cục ĐKVN trong lĩnh vực đăng kiểm các CTB. Trong đó các kỹ sư được đào tạo và cập nhật về mọi mặt có liên quan đến hoạt động đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các CTB. Ngoài ra, Cục ĐKVN đã cử nhiều đăng kiểm viên ra nước ngoài đào tạo về hoạt động đăng kiểm các CTB.
7. Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm các CTB của Cục ĐKVN phát triển rất mạnh cả về chất và lượng. Hiện tại, Cục ĐKVN đã hợp tác với các tổ chức đăng kiểm nước ngoài có uy tín thực hiện công tác đăng kiểm các CTB ở Việt Nam như:
· Đăng kiểm Anh (LR);
· Đăng kiểm Mỹ (ABS);
· Đăng kiểm Na Uy – Đức (DNV-GL);
· Đăng kiểm Pháp (BV).