Khử cácbon vận tải biển tạo cơ hội 1 nghìn tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển

25/02/2022

Ngân hàng Thế giới cho rằng việc giảm lượng phát thải cácbon điôxít thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng cácbon thấp hoặc không cácbon trong vận tải biển quốc tế sẽ tạo ra cơ hội trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ cho các quốc gia đang phát triển, ngay cả với những quốc gia không sản xuất dầu mỏ.


Ông Binyam Reja, Quyền Giám đốc vận tải toàn cầu và quản lý thực hành vận tải toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, trong một bài thuyết trình tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow (Vương quốc Anh) ngày 10/11/2021, đã chia sẻ một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới nhằm chỉ ra những cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển.

Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, việc tiến tới khử cácbon có thể cho phép sự tham gia của các nước không có dầu mỏ truyền thống - loại nhiên liệu phổ biến hiện thời sử dụng cho tàu thủy - vào hoạt động sản xuất hyđrô và amôniac để sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Ông Reger nói rằng khoảng 208 quốc gia có thể được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Việc sản xuất amôniac xanh hiện đang bị chi phối bởi một số quốc gia có ít tiềm năng đối với các nước đang phát triển.

Ở các nước đang phát triển, một số công ty đang phát triển amôniac xanh, trong đó hyđrô được tạo ra từ điện phân nước bằng năng lượng tái tạo sẽ thay thế hydro có nguồn gốc từ hyđrô cácbon, làm cho việc sản xuất amôniac hầu như không tạo ra cácbon điôxít.

Các công ty này đang đầu tư vào việc thu giữ và lưu trữ cácbon để giảm thiểu tác động của cácbon khi sản xuất amôniac, tạo ra sản phẩm mà ngành công nghiệp thường gọi là "amôniac xanh" - cung cấp năng lượng không phát thải cácbon cho các nhà máy phát điện trên bờ và động cơ tàu thủy.

Tuy nhiên, những hoạt động trên đòi hỏi hàng triệu đô la đầu tư tài chính là không khả dụng đối với nhiều nước đang phát triển. Ông Reger cho biết amôniac xanh cung cấp cho các nước đang phát triển một con đường để tham gia vào cuộc chơi lớn toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.

Ông nói: "Tôi cho rằng có khá nhiều tiềm năng ở nhiều quốc gia có thể là một phần của chuỗi tham gia để chuyển đổi ngành vận tải biển sang nhiên liệu amôniac xanh hoặc xanh hơn, hoặc nhiên liệu không cácbon."

Theo ông Reger, sản xuất nhiên liệu không cácbon có thể tạo ra các cơ hội đầu tư và xuất khẩu. Các quốc gia có thể hưởng lợi hơn nữa bằng cách trở thành trung tâm cung ứng nhiên liệu cho tàu biển trên các tuyến hành hải xanh, đồng thời nhiên liệu không cácbon được sản xuất ra cũng sẽ tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Đối với các quốc gia, một số ước tính đưa ra con số khoảng 1 nghìn tỷ đô la, thậm chí có thể nhiều hơn để thực sự chứng kiến sự chuyển đổi sang hệ thống nhiên liệu tàu thủy không cácbon.

Vì vậy, theo quan điểm Ngân hàng Thế giới với tư cách là một tổ chức phát triển, đây thực sự có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi không chỉ làm cho ngành vận tải biển xanh hơn mà còn tạo cơ hội cho các quốc gia phát triển một nền công nghiệp mới, tạo ra nhiều việc làm.

250222.1.jpg

Tại sao cần thay đổi

Lượng phát thải cácbon từ ngành vận tải biển chiếm 3% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu và đang tăng lên do thương mại toàn cầu gia tăng.

Gia tăng thương mại là một điều tốt để giảm nghèo và tăng thịnh vượng của các quốc gia, nhưng nó có nghĩa là ngành vận tải biển đóng góp rất nhiều vào việc phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu, theo ông Reger.

Ngày 10/11/2021, trong thời gian diễn ra COP26, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và 17 quốc gia khác (Úc, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Đan Mạch, Fiji, Phần Lan, Pháp, Đức, Cộng hòa Ireland, Nhật Bản, Marshall Islands, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Thụy Điển) đã đồng ý tạo ra các tuyến đường thương mại vận tải biển không phát thải giữa các cảng để đẩy nhanh quá trình khử cácbon của ngành hàng hải toàn cầu.

Hành động với khí hậu đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh chóng từ việc sử dụng chủ yếu nhiên liệu hóa thạch ngày nay sang các giải pháp thay thế không cácbon.

Bà Johannah Christensen - Giám đốc điều hành của Diễn đàn Hàng hải tàn cầu cho biết các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển sẽ đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong việc khử cábon vận tải biển trong quá trình chuyển đổi năng lượng rộng lớn hơn, mà còn trong việc đạt được các mục tiêu phát thải toàn cầu.

Bà Christensen nhấn mạnh: "Nhiều nền kinh tế đang phát triển và mới nổi có tiềm năng năng lượng tái tạo và nằm gần các tuyến vận tải biển quan trọng, giúp họ sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu xanh có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo."