Đăng kiểm viên tàu biển
“Điểm sáng” lớn
Nhìn lại bức tranh của lĩnh vực đăng
kiểm năm qua, ông Đặng Việt Hà - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
(ĐKVN) cho biết, tiếp nối những kết quả đã đạt được của năm 2020, những
tháng đầu năm 2021, hệ thống các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên cả
nước tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông, đáp ứng kịp thời,
nhanh chóng nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, làn sóng dịch COVID-19 bùng
phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh
chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại
các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ,... đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân
và hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước nói chung, hoạt động của
các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nói riêng.
Trong năm 2021 đầy thách thức, Cục ĐKVN
đã ban hành các kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đăng
kiểm theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TVT để
thích ứng theo từng giai đoạn phòng chống dịch. Đồng thời phối hợp chặt
chẽ với Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để duy trì
hoạt động của các đơn vị đăng kiểm để tổ chức hoạt động kiểm định phương
tiện giao thông vận tài đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và
đáp ứng nhu cầu vận tải góp phần nhanh chóng khối phục sản xuất và các
hoạt động dân sinh. Yêu cầu các đơn vị đăng kiểm tăng cường áp dụng các
giải pháp công nghệ, tăng thời gian làm việc, tăng cường nhân sự, đảm
bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu kiểm
định của người dân và doanh nghiệp sau khi nới lỏng giãn cách xã hội tại
các địa phương.
Đáng chú ý trong năm qua, trước muôn vàn
tác động nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, việc tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc đối với người dân, doanh nghiệp là một “điểm sáng” quan
trọng của Cục ĐKVN nói riêng và ngành GTVT nói chung.
Cụ thể, Cục ĐKVN đã báo cáo và Bộ trưởng
Bộ GTVT ký ban hành Thông tư 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021, trong đó
tăng chu kỳ kiểm định đối với xe ô tô chở người đến 09 chỗ kinh doanh
vận tải. Bãi bỏ thêm một số giấy tờ xe cơ giới phải xuất trình khi kiểm
định định kỳ (Bản chứng thực giấy đăng ký xe đối với xe đang thế chấp
tại tổ chức tín dụng; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự).
Cục ĐKVN cũng phối hợp chặt chẽ với Vụ
Chính sách thuế - Bộ Tài chính trong việc dự thảo để Bộ trưởng Bộ Tài
chính ký ban hành các chính sách giảm phí sử dụng đường bộ để hỗ trợ cho
các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Điển hình là Thông
tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021, Nhà nước tiếp tục giảm 30% mức phí
sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách và 10% mức phí
đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa từ 01/7/2021 đến 31/12/2021.
Trước đó, trong năm 2020 với tác động
nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, Thông tư 74/2020/TT-BTC ngày
10/8/2020, Nhà nước giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh
doanh vận tải hành khách và 10% mức phí đối với xe kinh doanh vận tải
hàng hóa từ 10/8/2020 đến 31/12/2020. Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày
29/12/2020, Nhà nước tiếp tục giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ đối với
xe kinh doanh vận tải hành khách và 10% mức phí đối với xe kinh doanh
vận tải hàng hóa từ 01/01/2021 đến 30/6/2021.
“Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã chủ
động làm thêm giờ, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật để nhanh chóng giải tỏa các
phương tiện quá hạn kiểm định sau khi các địa phương nới lỏng giãn
cách”, Cục trưởng Đặng Việt Hà chia sẻ.
Những con số biết nói
Đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới
Cũng theo chia sẻ của Cục trưởng Đặng
Việt Hà, trong năm qua, trên cả nước hiện có 255 đơn vị đăng kiểm xe cơ
giới với 469 dây chuyền kiểm định. Trong toàn bộ giai đoạn cao điểm dịch
COVID-19 bùng phát lần thứ 4, ngoại trừ các đơn vị đăng kiểm bị dừng
hoạt động do nằm trong các khu vực cách ly, phong tỏa của các địa phương
(giai đoạn cao điểm nhất có 23 đơn vị dừng hoạt động), các đơn vị đăng
kiểm xe cơ giới đã khắc phục khó khăn, bảo đảm an toàn phòng chống dịch,
hoạt động đầy đủ và ổn định để phục vụ nhu cầu kiểm định của người dân,
doanh nghiệp.
Theo thống kê của Cục ĐKVN, giai đoạn
trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, tính từ đầu năm đến ngày
30/4/2021, cả nước có 4.355.639 xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương
đương, trong đó có: 2.546.036 ô tô con, 179.015 ô tô khách, 1.475.428 ô
tô tái, 38.567 ô tô chuyên dùng, 116.593 rơ moóc, sơ mi rơ moóc và
tương đương. Số lượt phương tiện vào kiểm định trong 04 tháng đầu năm
2021 là: Tổng số 1.301.311 lượt, trong đó có: 679.138 lượt ô tô con;
89,578 lượt ô tô khách; 488.533 lượt ô tô tải; 10.733 lượt ô tổ chuyên
dùng; 31.698 lượt rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương.
Trong giai đoạn khi dịch COVID-19 bùng
phát lần thứ 4, tính từ đầu tháng 1/5/2021 đến 30/9/2021, cả nước có
4.442.641 xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương, trong đó có:
2.623.942 ô tô con, 180.216 ô tô khách, 1.481.063 ô tô tải, 38.965 ô tô
chuyên dùng, 118.455 rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương. Số lượt
phương tiện vào kiểm định trong giai đoạn cao điểm đợt dịch COVID-19
bùng phát lần thứ tư (từ tháng 5 đến hết tháng 9 năm 2021) là: Tổng số
1.428.503 lượt, trong đó có 687.329 lượt ô tô con; 80.477 lượt ô tô
khách; 604.870 lượt ô tô tải; 13.617 lượt ô tô chuyên dùng; 42.210 lượt
rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương.
Trong giai đoạn sau các địa phương nới
lỏng giãn cách xã hội, tính đến 2/12/2021, cả nước có 4.508.981 xe ô tô,
rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương, trong đó có 2.663.752 ô tô con,
180.383 ô tô khách, 1 505.414 ô tô tải, 39.362 ô tô chuyên dùng, 120.070
rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương đương.
Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19, các địa phương trên cả nước thực hiện nới lỏng giãn
cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động vận tài dần trở
lại bình thường.
Từ ngày 01/10/2021, số lượng phương tiện
đến kiểm định tại một số đơn vị đăng kiểm có tình trạng tăng đột biến,
gây tắc cục bộ tại một số thời điểm, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, Cục ĐKVN đã bám sát tình hình, chỉ đạo kịp thời toàn bộ các đơn
vị đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh làm việc cả ngày thứ Bảy và cả ngày Chủ
nhật (bình thường các đơn vị chỉ làm đến sáng thử Bảy) để nhanh chóng
đáp ứng nhu cầu kiểm định các xe quá hạn, giải phóng số lượng xe kiểm
định, nhanh chóng đưa vào lưu thông, phục vụ vận tải hàng hóa và hành
khách. Số lượt phương tiện vào kiểm định trong 2 tháng 10 và 11 năm 2021
có tổng số lượt kiểm định là 827.734 lượt phương tiện, trong đó có:
418.244 lượt ô tô con; 54.184 lượt ô tô khách; 327.424 lượt ô tô tải;
7.263 lượt ô tô chuyên dùng; 18.519 lượt rơ moóc, sơ mi rơ moóc và tương
đương.
Bước sang năm 2022, tình hình dịch vẫn
diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong công
tác quản lý, chỉ đạo để hệ thống các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đảm bảo
thực hiện thành công “mục tiêu kép". Trước tình hình đó, với sự quyết
tâm cao nhất của cả hệ thống, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị đăng
kiểm xe cơ giới trên cả nước vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần tự
chủ, sáng tạo, đồng lòng, chung sức, huy động mọi nguồn lực để nỗ lực
duy trì hoạt động kiểm định, đảm bảo cho hoạt động vận tải phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn
phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe, chăm lo, ổn định đời sống cho cán bộ,
nhân viên trong đơn vị.