"Chúng tôi thực sự đau xót vì số lượng người thiệt mạng và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật nếu được yêu cầu". Ông Mitropoulos cho biết, IMO sẵn sàng trợ giúp trong việc điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn, và từ đó, hợp tác với Cộng hòa liên hiệp Tanzania để ngăn chặn thêm tai nạn tương tự xảy ra.
Tàu phà "Spice Islander I" được đóng năm 1967 tại Hy Lạp, trước đây mang tên Apostolos, chở hơn 800 hành khách, trong khi mức cho phép chỉ khoảng 600 hành khách bị gặp nạn khi đang đi vào dòng chảy xiết ở vùng nước sâu giữa đảo Zanzibar và Pemba thuộc Tanzania. Một số người sống sót cho biết chiếc phà bắt đầu bị nghiêng ngay khi rời cảng.
Ông Mitropoulos biểu dương Trung tâm Điều phối Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Salaam Dar es - MRCC (được IMO ủy quyền năm 2009) trong việc phối hợp cứu hộ. Trung tâm đã xác nhận với IMO, đã tìm thấy thi thể của 240 người chết và 619 người đã được giải cứu. Theo quy định của IMO, các quy định của Công ước An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), không áp dụng đối với tàu thương mại trên các tuyến nội địa, IMO đã làm việc với một số quốc gia và các tổ chức phi chính phủ để cải thiện an toàn cho các tàu được gọi là "tàu phi công ước".
Với sự hỗ trợ của IMO, các quy định an toàn mẫu đối với tàu thuỷ nội địa và tàu phi công ước, kể cả tàu cá hoạt động ở châu Phi, được xây dựng vào năm 2001. Những quy định này đã được đại diện của các nước: Burundi, Ghana, Kenya, Malawi, Mozambique, Nigeria, Rwanda, Sierra Leone, Uganda, Tanzania, Zambia và Zimbabwe tán thành. Các quy định mẫu này nhằm mục đích đưa ra tiêu chuẩn của khu vực về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm cho tàu và sà lan mới, tàu hiện có và tàu tàu thuộc diện áp dụng Công ước tham gia thương mại thường xuyên trên các tuyến đường thuỷ nội địa, và cho nhân viên phục vụ trên tàu.
Tìm kiếm và cứu hộ ở Châu Phi
Công tác tìm kiếm và cứu hộ trên khắp Châu Phi đã được triển khai sau Hội nghị IMO năm 2000 về Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System – GMDSS), được tổ chức tại Florence, Italy. Một nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị là các nước châu Phi, giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương (từ Morocco đến Somalia, theo ngược chiều kim đồng hồ, cũng như các quốc đảo gần Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương), trên cơ sở hợp tác với IMO, đã được mời để thiết lập 5 trung tâm tiểu khu vực và 26 chi nhánh trải khắp toàn bộ khu vực bờ biển của các nước đó để phối hợp tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ.
Quá trình này được hoàn thành vào đầu năm 2011 bằng việc ký kết một thỏa thuận về về thành lập Trung tâm phối hợp Cứu hộ Hàng hải (MRCC) tiểu khu vực Bắc và Tây Phi mới gần Rabat, Ma-rốc. Trước đó các Trung tâm phối hợp Cứu hộ Hàng hải được thành lập tại Mombasa, Kenya, vào năm 2006 (chi nhánh ở Dar es Salaam và Victoria, Seychelles - năm 2009); ở Cape Town, Nam Phi - năm 2007, tại Lagos, Nigeria - năm 2008 và tại Monrovia, Liberia - năm 2009, tạo thành chuỗi các MRCCs tiểu khu vực châu Phi, cùng với mạng lưới các chinh nhánh.