Cơ quan phụ trách thử nghiệm va chạm xe
Có hai cơ quan tiến hành các thử nghiệm va chạm để xác định mức độ an toàn của chiếc xe. Đó là Ủy ban quản lý an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) – cơ quan này sẽ thực hiện những đánh giá về nhiều tính năng an toàn mà chúng ta thường công nhận như dây đai an toàn và bảng điều khiển có lót đệm… Cơ quan thứ hai là Viện bảo hiểm an toàn đường bộ (IIHS) được hỗ trợ bởi các công ty bảo hiểm xe hơi lớn trên thế giới.
Cả hai cơ quan này sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, trong đó, thủ tục kiểm tra va chạm cũng hơi khác nhau.
NHTSA đánh giá xe theo thang điểm 5 sao.
Trong khi đó, IIHS đưa ra đánh giá cuối cùng bằng những cụm từ: Kém, Trung bình, Chấp nhận được và Tốt.
Những đánh giá này được đưa ra sau khi chiếc xe trải qua lần lượt các thử nghiệm va chạm: đến từ phía trước khi xe di chuyển với tốc độ lên đến 64,4 km/h, các va chạm từ mạn sườn xe và các thử nghiệm xe trong điều kiện rung lắc mạnh.
Các thử nghiệm tạo âm thanh cho xe điện
Xe điện gần như im lặng khi tham gia giao thông và điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Do đó, các mẫu xe hơi chạy điện ngày nay được nhiều hãng xe nghiên cứu để cấp thêm thiết bị tạo âm thanh cho động cơ. Một trong những đặc điểm làm cho động điện trở nên hấp dẫn là vì chúng không ồn ào như động cơ đốt trong. Tuy nhiên, để an toàn thì chúng cần thêm tiếng ồn nhân tạo, song đòi hỏi phải dễ nghe.
Ai sẽ là người đánh giá các mẫu xe
Khi nhà sản xuất có một chiếc xe đặc biệt và nó có thể tác động lên hành vi của lái xe, họ sẽ tuyển mộ các nhóm lái thử xe rộng rãi từ công chúng.
Được lái thử bởi đa dạng người, đa dạng tính cách, chiếc xe đó có nhiều cơ hội để bộc lộ ưu nhược điểm.
Những nghiên cứu kiểu này diễn ra rộng rãi và tốn kém, nhưng giúp cho các nhà sản xuất xác định tính khả thi của chiếc xe cũng như thị trường ưu tiên của nó trước khi được bán rộng rãi ra công chúng.
Giả định chiếc xe của bạn bị phá vỡ
Trong các va chạm giả định, họ sử dụng người nộm ngồi ở vị trí người lái và giả làm hành khách.
Họ sẽ quay video trong khi thực hiện thí nghiệm.
Sau đó các video sẽ được xử lý để thấy tai nạn xảy ra ở tốc độ bình thường bằng các chuyển động chậm và những chuyển động chậm cận cảnh của người nộm, nhằm mục đích cho chúng ta quan sát dễ dàng hơn.
Bạn có thể hình dung người nộm bị trọng thương như thế nào trong các thử nghiệm va chạm như vậy cũng có thể xảy ra với người thực.
Những người nộm bằng nhựa đã làm vai trò của nó rất tốt trong các tình huống thử nghiệm va chạm xe hơi. Không phải là không giống như thật, song trước đây lại có một kiểu thử nghiệm truyền thống rùng rợn bến dưới đây được sử dụng khá phổ biến.
Dùng tử thi để giả định tai nạn trong các vụ thử nghiệm va chạm xe
Trong một quảng cáo, chúng ta lấy làm lạ trước cảnh camera quay chậm để nắm bắt những gì đang xảy ra với hàng nghìn mảnh kính và thép tông vào một rào cản bất động ở tốc độ cao.
“Người nộm” rõ ràng là vô tri vô giác, bị văng ra như búp bê.
Một cảnh quay y như thật, song đó là quảng cáo. Chúng ta thở phào nhẹ nhõm và có lẽ âm thầm cảm ơn người nộm cao su đã giúp đỡ cho quá trình thử nghiệm va chạm xe này.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người không nhận ra. Đó là một cơ thể người thật, chính xác là tử thi đã đóng một vai trò quan trọng trong các thử nghiệm giả định va chạm trước đây. Ngay nay, vẫn được sử dụng tuy nhiên không còn được nhiều như trước.