Komatsu 930E-4 Ultra Class Haul Truck
Khai thác khoáng sản luôn là một hoạt động chống lại tự nhiên vì nếu ở một mức độ nào đó thì toàn bộ thứ được “đào bới lên khỏi mặt đất” đều huỷ hoại môi trường. Nhưng, các công ty khai thác mỏ vốn dĩ là một phần quan trọng của xã hội, và toàn xã hội đang tìm phương pháp để khử chất thải cacbon. Ngành khai thác mỏ cũng luôn muốn giải pháp như thế.
Ở Nam Phi, công ty khai thác mỏ Anglo American muốn “làm gương” cho nhiều công ty khác trên thế giới tại mỏ bạch kim của họ ở Mogalakwena. Đây là nơi đã trở thành “thánh địa” của các loại xe tải điện hạng nặng lớn nhất thế giới, nổi bật nhất là chiếc xe tải chạy bằng pin nhiên liệu hydro Komatsu 930E (chuyển đổi), không gây phát thải ra môi trường.
Được biết, công ty khai thác mỏ Anglo American vốn đã thống trị nền kinh tế Nam Phi trong 8 thập kỷ trước khi chuyển trụ sở chính đến London vào năm 1999.
Komatsu 930E-4 Ultra Class Haul Truck – Xe tải hạng nặng chạy bằng nhiên liệu hydro lớn nhất thế giới
Chiếc xe tải chở quặng nuGen bắt đầu được sản xuất với tên gọi Komatsu 930E-4 (Fuel Cell Electric Vehicle) với hệ thống truyền động diesel-điện.
Trong đó: Ở phiên bản đầu tiên, động cơ 16 xylanh hoạt động như một máy phát điện để cung cấp năng lượng cho động cơ kéo điện của xe tải. Nhưng giờ đây, động cơ diesel đó đã không còn nguyên bản nữa. Thay vào đó là động cơ được cung cấp thêm năng lượng bởi tám mô-đun pin nhiên liệu hydro 100 kW từ Ballard, cùng một gói pin lithium-ion từ Williams Advanced Engineering với khả năng tạo ra 1,2 MWh, vì hệ thống xe tải vận chuyển sử dụng nhiều pin nhiên liệu, cung cấp năng lượng lên tới 800kW.
Chris Voorhees, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của First Mode cho biết: “Chúng tôi biết xe của mình đang ở thời điểm ‘cháy hết mọi thứ’. Tình trạng cấp bách trước mắt đòi hỏi chúng tôi phải triển khai mọi công cụ và mọi công nghệ để chống lại biến đổi khí hậu”.
Duncan Wanblad, Giám đốc điều hành của Anglo American, cho biết đội xe tải vận chuyển của Anglo American hiện tạo ra từ 10% đến 15% lượng phát thải được gọi là Phạm vi 1, những khí thải này được tạo ra trực tiếp từ các hoạt động của chính họ.
Nếu không chuyển đổi sang nhiên liệu hydro, nó đốt cháy hàng nghìn gallon dầu diesel. Chỉ loại bỏ một trong những chiếc xe tải này và thay thế nó bằng một mẫu xe sử dụng một loại năng lượng khác sẽ khiến lượng khí thải CO2 tương tự như gần 700 chiếc ô tô ra ngoài khí quyển.
Công suất cực đại cho hệ thống truyền động pin nhiên liệu là 2 MW (tương đương với 2.682 mã lực), đủ để chiếc xe vận tải duy trì mức tải trọng 290 tấn, cao 3 tầng. Khi chất đầy hàng, chiếc xe tải khổng lồ và trọng tải của nó sẽ nâng lên mức 500 tấn. Đây quả thực là một con số cực kỳ khủng đối với một chiếc xe tải hạng nặng chạy bằng nhiên liệu hydro!
Tất nhiên, hydro phải được cung cấp một nơi nào đó, đó là lý do tại sao Anglo American đã cho sản xuất tại chỗ bằng cách sử dụng máy điện phân 3,5 MW, với điện đến từ mảng năng lượng mặt trời 100 MW. Khi hoạt động hoàn toàn, nó sẽ có khả năng tạo ra tới một tấn hydro mỗi ngày.
Xe tải hạng nặng nếu không chuyên đổi sẽ tiêu tốn 80% lượng dầu diesel gây ô nhiễm môi trường
Anglo American nói rằng những chiếc xe tải lớn như thế này chiếm tới 80% lượng dầu diesel tiêu thụ tại các khu mỏ và những chiếc xe tải khai thác lớn có thể chịu trách nhiệm cho khoảng 3% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Công ty có kế hoạch có 40 xe tải hạng nặng nuGens chạy bằng hydro làm việc tại Mogalakwena vào cuối thập kỷ này, cũng như sáu địa điểm khác, bao gồm mỏ đồng ở Chile và khai thác quặng sắt ở Nam Phi.
Chiếc xe tải này là một phần của Giải pháp giảm thiểu khí thải nuGen (ZEHS) của Anglo American, một hệ thống hydro xanh tại khu mỏ. Hệ thống sẽ lấy điện từ một trang trại năng lượng mặt trời để cung cấp cho một máy điện phân hydro để tách nước, sau đó sẽ cung cấp cho các xe tải nhiên liệu hydro xanh.
Komatsu 930E FCEV (nuGen) – Siêu xe tải hạng nặng chạy bằng nhiên liệu hydro có sức ‘cõng’ 500 tấn đá.
Dự án ZEHS dự kiến sẽ hoàn thành và hoạt động vào năm 2026. Đây là bước đầu tiên trong việc biến 8 mỏ của công ty trở thành trung tính carbon vào năm 2030. Công ty khai thác toàn cầu đã đặt mục tiêu đưa tất cả các hoạt động của mình về 0 ròng vào năm 2040.
Việc sử dụng động cơ hydro sẽ không phát thải ra khí làm nóng khí hậu, trong khi động cơ diesel thì có. Và với việc nước được tách ra để tạo ra nhiên liệu sử dụng năng lượng từ mặt trời, cũng không có khí thải carbon từ quá trình sản xuất của nó.
Anglo và các công ty khai thác toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cải thiện hoạt động môi trường của họ. Năm ngoái, công ty đã tách khỏi tài sản nhiệt điện than ở Nam Phi trong khi các đối thủ như Glencore đã cam kết giảm lượng khí thải của họ.