Ảnh minh họa
Theo đó, triển khai văn bản số 744/BTP-PBGDPL ngày 14/3/2022 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2022, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung sau đây:
Tiếp tục triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư (Quyết định số 1521/QĐ-TTg): Thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg, ngày 31/12/2020, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT về kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT).
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL trong ngành GTVT, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định của Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đặc biệt Quyết định số 1521/QĐ-TTg và các chương trình, đề án về PBGDPL đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương ban hành trong thời gian qua có liên quan đến Bộ GTVT, Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT, Quyết định số 2110/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành kế hoạch PBGDPL năm 2022 của Bộ GTVT để chủ động tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả.
Việc tổ chức thực hiện cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội; có các giải pháp đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác PBGDPL.
Về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện: Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức triển khai công tác PBGDPL được xác định tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg, Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT, Quyết định số 2110/QĐ-BGTVT, tập trung đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn.
Về nội dung, thông tin, phổ biến đầy đủ, toàn diện quy định pháp luật đến các đối tượng chịu sự tác động của văn bản, đồng thời, chú trọng thực hiện truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật.
Về hình thức, bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống, cần đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL, vận hành có hiệu quả Cổng thông tin điện tử PBGDPL của Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… để PBGDPL. Chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp kết nối, cập nhật, khai thác thông tin PBGDPL trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia sau khi đưa vào vận hành. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; chủ động, linh hoạt áp dụng các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả và nhân rộng việc thực hiện.
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ cùng với báo cáo kết quả công tác PBGDPL của năm gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Pháp chế).
Về công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL: Ngày 04/10/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-BGTVT về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ GTVT. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và Tổ thường trực Hội đồng PBGDPL, các thành viên Hội đồng chủ động triển khai thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn. Tổ chức PBGDPL, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong trong tổ chức thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý, khiếu nại, tố cáo, đề xuất với Bộ những nội dung cần định hướng truyền thông về chính sách quan trọng trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11 (Ngày Pháp luật Việt Nam): Năm 2022 là năm thứ 10 cả nước tổ chức hướng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, vì vậy, để Ngày Pháp luật năm 2022 thực sự là điểm nhấn của cả một giai đoạn 10 năm thực hiện; do đó, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ căn cứ tình hình thực tiễn tại cơ quan, đơn vị mình để chủ động, linh hoạt tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực với một số định hướng sau đây:
Về nội dung tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật: Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL, tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có hiệu lực năm 2021, 2022; các nội
dung đã được xác định trong Quyết định số 1521/QĐ-BGTVT, Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT; các vấn đề gắn với nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị năm 2022; những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị được dư luận xã hội quan tâm. Kịp thời thông tin phản ánh, lan tỏa, tôn vinh gương sáng trong xây dựng, thi hành pháp luật, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong xã hội; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” ngay khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Về hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam: Tập trung huy động và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa
đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc các hình thức khác phù hợp với cơ quan, đơn vị.
Về khẩu hiệu tuyên truyền, PBGDPL: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng đơn vị, các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ quan, đơn vị mình để bám sát nội dung Ngày Pháp luật năm 2022.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp từ ngày 01/10/2022.
Về thời gian thực hiện: Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần tổ chức hưởng ứng thường xuyên, liên tục trong cả năm; đặc biệt tập trung trong 02 tháng cao điểm, tháng 10, 11/2022. Trong tháng cao điểm, khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức các chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, đánh giá chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật trong quá trình triển khai nhiệm vụ PBGDPL theo sự phân công; theo dõi, cập nhật tình hình tham gia các hoạt động PBGDPL của báo cáo viên pháp luật, thực hiện kiện toàn đội ngũ này theo hướng tinh gọn, chỉ công nhận, duy trì hoạt động đối với báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực, tham gia thường xuyên và trách nhiệm. Trong thời gian tới, đề nghị tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc quản lý, theo dõi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với việc tích hợp, vận hành Cổng thông tin điện tử PBGDPL quốc gia. Về biên soạn tài liệu PBGDPL đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Để phát huy hiệu quả của Cổng thông tin điện tử PBGDPL của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ kịp thời đăng tải việc trả lời câu hỏi chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật”; chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”; bài viết, tài liệu,...lên chuyên mục Tuyên truyền PBGDPL,...trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.