Bài test hệ thống phanh khẩn cấp AEB.
Theo các thống kê mới nhất ở nước ngoài, nhờ vào hệ thống an toàn phanh khẩn cấp mà các vụ tai nạn giảm đi 1 phần 3. Tuy nhiên vẫn có những phản hồi từ phía người dùng cho rằng hệ thống phanh an toàn vẫn chưa thật sự hoạt động tốt vào ban đêm, khi mà đường không còn đủ ánh sáng.
Một bài kiểm tra ban đêm cũng như một hệ thống đánh giá tình trạng an toàn của phanh khẩn cấp AEB vào ban đêm sẽ được cung cấp bởi Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc IIHS. Và họ sẽ xem đây là hai tiêu chí đánh giá mới cho hệ thống AEB trong năm nay. Ngoài ra, hai tiêu chí đó còn được thêm vào để đánh giá trong 2 cuộc thi Top Safety Pick và Top Safety Pick+.
Cuộc thử nghiệm hệ thống phanh an toàn AEB trên đường buổi tối.
Vào năm 2019, Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc IIHS đã thêm tiêu chí bảo vệ người đi bộ vào trong cuộc thi Top Safety Pick. Và hầu hết những chiếc xe có trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB đều vượt qua bài kiểm tra với thứ hạng rẩt cao.
Phó chủ tịch nghiên cứu của Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc IIHS phát biểu rằng: “Hệ thống phanh khẩn cấp tự động AEB hoạt động rất tốt vào ban ngày, nó giúp giảm thiểu tình trạng va chạm giữa xe ô tô và người đi đường. Tuy nhiên, hệ thống này lại hoạt động không được tốt trong ban đêm. Mặt khác, những vụ va chạm với người đi bộ thường xảy ra vào ban ngày. Nhưng, thương vong do va chạm với người đi bộ lại thường xảy ra vào ban đêm hơn.”
Nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh AEB dử dụng Radar.
Phó chủ tịch nghiên cứu IIHS đã từng cùng nhóm nghiên cứu của mình nghiên cứu hơn 1500 vụ tai nạn giao thông. Nhóm này đã nhận ra rằng hệ thống phanh khẩn cấp AEB không thật sự an toàn trên những con đường tối (thiếu ánh sáng từ phía đèn đường) khi so sánh các kết quả điều tra được giữa các mẫu xe có và không có trang bị hệ thống phanh AEB.
Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc IIHS cũng đã tiến hành thử nghiệm trên 8 mẫu xe đến từ 8 hãng khác nhau. Mỗi chiếc xe họ thử nghiệm 2 lần. Lần đầu tiên là sử dụng đèn chiếu gần và lần thứ 2 là sử dụng đèn chiếu xa.
Thử nghiệm xe bật đèn pha.
Họ đã có kết luận rằng, độ sáng của đèn trên xe không hề ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh khẩn cấp tự động AEB. Cũng như không thể giúp nó làm việc tốt hơn.
Phanh khẩn cấp tự động AEB hoạt động dựa vào các bộ phận khác như camera đơn, camera kép, hoặc radar. Có xe sử dụng cả camera và radar và cũng có xe chỉ sử dụng một. Điển hình như Toyota C-HR và Ford Bronco Sport sử dụng cả camera và radar, và chúng đã vượt qua bài kiểm tra về hệ thống phanh khẩn cấp AEB của IIHS.
Tuy nhiên không thể nói rằng sử dụng cả camera và radar đều sẽ mang lại hiệu quả tốt cho phanh khẩn cấp. Ví dụ như CR-V đến từ nhà Honda, hoạt động tương đối kém mặc dù sử dụng cả camera và radar.
Thử nghiệm xe bật đèn chiếu gần.
Một điều bất ngờ khác đến từ chiếc xe Volkswagen Taos. Xe chỉ sử dụng một hệ thống radar vì vậy không có quá nhiều sự khác biệt giữa thí nghiệm ban đêm và ban ngày. Và trong thực tiễn, hệ thống phanh khẩn cấp AEB của Volkswagen hoạt động kém nhất trong các xe được thử nghiệm.
Hiện tại vẫn chưa có sự phát triển nào mới cho hệ thống phanh AEB để cải thiện hoạt động trong đêm. Một số hãng đã sử dụng tia hồng ngoại. Và tất nhiên tất cả các hãng đều đang chạy đua công nghệ nó có thể đưa ra một hệ thống phanh AEB an toàn nhất cho người sử dụng.