Cấp Giấy chứng nhận, tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt

Mã thủ tục 1.004990
Loại thủ tục Thủ tục hành chính
Cấp độ Cấp độ 1
Phòng ban thực hiện Phòng Đường sắt
Loại hình công việc Kiểm tra phương tiện đường sắt trong khai thác
Các bước thực hiện

a) Nộp hồ sơ TTHC

Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định gửi đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC

Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.

Giải quyết TTHC: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:

Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện;
Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.

Cách thức thực hiện Trực tiếp, Dịch vụ bưu chính
Đối tượng thực hiện 4. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã
Hồ sơ thủ tục

Đối với kiểm tra phương tiện hoán cải:

Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định
Hồ sơ thiết kế phương tiện hoán cải bao gồm: bản sao giấy đăng ký của phương tiện; bản vẽ tổng thể của phương tiện trước và sau hoán cải; tài liệu kỹ thuật (bản vẽ và thuyết minh, tính toán) của tổng thành, thiết bị, hệ thống được hoán cải; bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung hoán cải
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện mới được sử dụng

Hồ sơ kiểm tra phương tiện hoán cải của cơ sở hoán cải.

 

Đối với kiểm tra sản phẩm nhập khẩu:

Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định
Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất
Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.

 

Đối với kiểm tra sản phẩm sản xuất, lắp ráp:

Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định;

Hồ sơ thiết kế bao gồm: + Đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp mới: • Bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ tổng thể của phương tiện, tổng thành, thiết bị; bản vẽ lắp đặt của tổng thành, thiết bị, hệ thống trên phương tiện; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị nhập khẩu; • Bản thuyết minh, tính toán: thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm động lực học: tính êm dịu vận hành, tính an toàn chống lật và chống trật bánh; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức kéo (áp dụng đối với đầu máy, toa xe đường sắt đô thị); thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức bền của khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bệ xe, thân xe; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm hệ thống hãm. + Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới: bản vẽ tổng thể của tổng thành, thiết bị, linh kiện; bản thuyết minh đặc tính kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, linh kiện; tính toán kiểm nghiệm sức bền đối với thân xe, khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bộ móc nối đỡ đấm

Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống, thiết bị, linh kiện liên quan được sử dụng;
Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm.
Kết quả thực hiện Giấy chứng nhận, Tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
Lệ phí Lệ phí : 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận Đồng (Lệ phí cấp giấy chứng nhận)
Ngày có hiệu lực 01/02/2016
Thời hạn giải quyết Đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế tại hiện trường; - Đối với kiểm tra định kỳ: 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế tại hiện trường.
Tình trạng hiệu lực Đang còn hiệu lực
Văn bản liên quan
Số ký hiệu Trích yếu Tải về
63/2015/TT-BGTVT Quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt