“Ngày 17/11, Tổ chức Hàng hải Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã thông qua các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả năng lượng trên các tàu thuyền, góp phần giảm lượng khí thải carbon của ngành hàng hải”, một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cho biết.
|
Các tàu chứa chờ đợi để chuyển than ở thành phố biển Newcastle, nằm cách Sydney 120km về phía Bắc vào ngày 11/3/2007.
|
Tuy vậy, các tổ chức xanh phản đối đề xuất trên, cho rằng nó sẽ cho phép tình trạng chia sẻ lượng phát thải trong vận tải tàu thuyền vẫn tăng trong thập kỷ tới, khi giới hạn nóng lên toàn cầu ít hơn 2 độ C, phù hợp với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, yêu cầu lượng phát thải khí nhà kính giảm một phần hai.Tại phiên họp trực tuyến của Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) trong tuần này, các quốc gia đã thông qua các quy định bổ sung nhằm giảm cường độ carbon của các tàu thương mại.
“IMO đã cho rằng, lượng khí thải có thể tiếp tục tăng trong ít nhất 10 năm. Đó là sự tự mãn lớn”, John Maggs của Liên minh Vận chuyển Sạch cho biết.
Các biện pháp nhằm mục đích giảm cường độ carbon của các tàu hiện có, bổ sung các quy định về hiệu quả năng lượng đã được thống nhất cho các tàu mới và giảm 40% cường độ carbon của vận tải biển quốc tế vào năm 2030 so với mức năm 2008.
IMO cho biết, tổ chức này đặt mục tiêu giảm 50% tổng lượng phát thải khí nhà kính từ tàu biển vào năm 2050 so với mức năm 2008, nhưng đang chịu áp lực phải tăng tốc hành động.
Các quan chức vận tải biển cũng cho biết ngành hàng hải phải hành động ngay bây giờ để đạt được mục tiêu năm 2050. Theo Tổng Thư ký IMO Kitack Lim, điều quan trọng nhất là IMO phải tiếp tục thực hiện chiến lược khí nhà kính ban đầu bằng các biện pháp cụ thể.
Khoảng 90% hoạt động thương mại thế giới diễn ra trên tuyến đường biển. Nghiên cứu mới nhất của IMO vào tháng 8/2020 cho biết phát thải carbon từ vận chuyển trong giai đoạn 6 năm đến năm 2018 chiếm 2,9% lượng CO2 của thế giới.
Phiên họp tiếp theo của MEPC, dự kiến, vào tháng 6/2021, sẽ chính thức thông qua các biện pháp mới.