Tại sao ô tô điện dễ bị triệu hồi hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong?

01/11/2022

Các chủ xe ô tô đã không còn quá xa lạ với những đợt triệu hồi nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho các phương tiện giao thông. Và nếu để ý một chút, bạn có thể dễ dàng nhận ra những mẫu xe điện với tuổi đời non trẻ lại thường xuyên bị “điểm mặt gọi tên” hơn hẳn các mẫu ô tô với động cơ đốt trong.

011122.jpg

Trước tiên, ta cần hiểu rõ triệu hồi sản phẩm là gì: quá trình triệu hồi sản phẩm được diễn ra khi nhà sản xuất nhận ra sản phẩm của mình có vấn đề, vấn đề này có thể là lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến độ an toàn hoặc chỉ đơn giản là vấn đề về hiệu suất và khả năng hao mòn sớm, các công ty sẽ gửi thông báo đến người mua các sản phẩm bị lỗi về vấn đề và đưa ra yêu cầu triệu hồi. Thông thường, khi một đợt triệu hồi xảy ra với xe cơ giới thì chiếc xe đó cần phải được đưa đến trạm dịch vụ gần nhất càng sớm càng tốt để thay thế hoặc kiểm tra các bộ phận bị lỗi.

Triệu hồi sản phẩm không phải điều gì đó hiếm khi xảy ra, nhất là đối với ngành công nghiệp chế tạo xe hơi bởi cho dù nhà sản xuất đã phát triển bao nhiêu cuộc thử nghiệm, sự phức tạp của quá trình cho ra đời những chiếc xe ô tô khiến không ai có thể lường trước được mọi trường hợp. Xe điện thường được ca ngợi là cao cấp hơn xe sở hữu động cơ đốt trong nhờ sự đơn giản và ít phải bảo dưỡng.

Chính vì điều này mà nhiều người có thể sẽ nghĩ rằng xe điện ít có khả năng bị triệu hồi hoặc gặp sự cố hơn. Tuy nhiên, một báo cáo cho thấy cứ 100 chiếc xe điện (EV) thì sẽ có trung bình 240 sự cố, trong khi con số này ở xe động cơ đốt trong là 175 sự cố trên 100 chiếc xe.

011122.1.jpg 

Hầu hết các vấn đề của xe chạy điện đều không liên quan đến hệ thống truyền động

Mặc dù vẫn có một số vụ triệu hồi đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến sự cố pin EV như trường hợp của Chevrolet Bolt EV và EUV, sự thật là hầu hết các vấn đề về xe chạy điện đều không liên quan đến hệ thống truyền động hoặc hệ thống điện. Điều này có thể được xem là một tin tốt, bởi nếu các thành phần động cơ bị lỗi đến mức phải triệu hồi liên tục thì sẽ gây ra tâm lý lo ngại nghiêm trọng về độ an toàn của những mẫu xe chạy điện cho người tiêu dùng.

Theo một cuộc khảo sát người dùng trên tạp chí Insights for More Reliable Electric Vehicles, sự cố thường gặp nhất đối với các mẫu xe điện năm 2021 là thiết bị điện tử trong xe hơi, tiếp theo là hệ thống điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, hạng mục các vấn đề động cơ chính chỉ đứng ở vị trí thứ tám. 

Tuy hầu hết các vấn đề về xe điện xuất phát từ các thiết bị không liên quan đến hệ thống truyền động (động cơ, pin và làm mát), trong năm 2021, tỷ lệ gặp sự cố về hệ thống truyền động trên xe chạy điện vẫn cao gấp đôi xe có hệ thống truyền động ICE. 

011122.2.jpg

Cụ thể, các chủ sở hữu xe chạy điện báo cáo tỷ lệ gặp sự cố nghiêm trọng về động cơ là 0,17, trong khi những người dùng phương tiện ICE cho biết tỷ lệ này ở mức 0,36. Xem xét xa hơn một chút đến năm 2019, tỷ lệ này trên xe chạy điện thậm chí còn nhiều hơn gấp 2,5 lần so với xe động cơ đốt trong. 

Sự gia tăng về số lượng lỗi trên xe điện có thể chỉ là vấn đề tạm thời

Thông tin phân tích dữ liệu người tiêu dùng từ Insights for More Reliable Electric Vehicles và J.D. Power đều chỉ ra rằng mặc dù số lượng sự cố xe điện trong giai đoạn 2019 - 2022 luôn nằm ở mức cao, tình trạng này chỉ là tạm thời và sẽ sớm có những chuyển biến tích cực. Theo giải thích của J.D. Power, một trong những lý do cần được xem xét là sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng. May mắn thay, các tác động tiêu cực bệnh vốn đã bắt đầu giảm bớt cùng với tốc độ phục hồi của thế giới. 


Có lẽ điều đáng lo ngại hơn là càng ngày càng có nhiều vụ triệu hồi ô tô điện bắt nguồn từ các tính năng đột phá và sáng tạo mà nhiều nhà sản xuất xe điện cố gắng áp dụng vào các sản phẩm của họ để tạo dựng sự khác biệt trên thị trường đầy cạnh tranh. Mặc dù công nghệ mới đi kèm những vấn đề và khúc mắc không lường trước được là điều bình thường, nhưng điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất ô tô sẽ phải tăng cường kiểm soát chất lượng thành phẩm một cách nghiêm ngặt hơn nữa để hạn chế tối đa rủi ro trước khi chúng được chuyển đến tay người tiêu dùng. 

Dù hiện tại thị trường EV đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn khi các thương hiệu liên tục đưa ra thông báo về các đợt triệu hồi và kiểm soát chất lượng, người dùng vẫn có thể an tâm tin rằng những khó khăn này sẽ sớm bị mài mòn theo thời gian nhờ sự bắt kịp của các quy định phù hợp, sự phát triển của chuỗi cung ứng và sự cải tiến của quá trình kiểm soát chất lượng./.