Căn cứ theo quyết định số 1205/QĐ-ĐKVN của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam ngày 17/9/2015 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Chất lượng xe cơ giới.
Vị trí chức năng :
Phòng Chất lượng xe cơ giới là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chứng nhận chất lượng chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với linh kiện, thiết bị và phương tiện bao gồm: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe chở hàng 04 bánh có gắn động cơ, xe chở người 04 bánh có gắn động cơ trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.
Phòng Chất lượng xe cơ giới có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Vehicle Certification Department, viết tắt là VAQ
Nhiệm vụ và quyền hạn :
1. Xây dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm về quản lý chất lượng, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chứng nhận chất lượng phương tiện và linh kiện, thiết bị trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.
2. Tổ chức, tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản kỹ thuật có liên quan đến việc kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đối với phương tiện và linh kiện, thiết bị trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu trình Cục trưởng ban hành hoặc Cục trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đề xuất với Cục trưởng việc ký kết, tham gia hoặc không tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện và linh kiện, thiết bị. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến hài hòa tiêu chuẩn và kiểm tra chứng nhận phương tiện và linh kiện.
4. Thẩm định thiết kế kỹ thuật phương tiện trong sản xuất, lắp ráp theo quy định của Cục.
5. Tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, trình Cục trưởng cấp chứng nhận hoặc xác nhận hiệu lực chứng nhận cho phương tiện và linh kiện, thiết bị trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.
6. Đánh giá điều kiện kỹ thuật của các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và cơ sở thử nghiệm phương tiện, linh kiện theo quy định, trình Cục trưởng xem xét chứng nhận, công nhận.
7. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng và điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định hoặc theo yêu cầu.
8. Thực hiện giám định kỹ thuật phương tiện và linh kiện theo phân công của Cục.
9. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo kế hoạch được giao.
10. Tổ chức thực hiện việc quản lý, cấp phát, thu hồi, lưu trữ các biểu mẫu, ấn chỉ, chứng nhận chất lượng theo quy định.
11. Thu phí và lệ phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng theo quy định.
12. Chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo và tham gia giảng dạy, đào tạo và đánh giá để trình Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.
13. Chủ trì biên soạn, bổ sung, sửa đổi, cập nhật các quy trình, hướng dẫn công việc liên quan và thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 có liên quan đến hoạt động của Phòng.
14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Phòng theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục.
15. Quản lý hồ sơ, tài liệu, lưu trữ theo quy định.
16. Tổng hợp, lập báo cáo thống kê thường xuyên và đột xuất theo quy định.
17. Quản lý tài sản của đơn vị do Cục giao.
18. Được quan hệ với các cơ quan có liên quan, phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục để thực hiện nhiệm vụ; được thừa lệnh Cục trưởng ký các văn bản hành chính, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng theo quy định hoặc theo ủy quyền của Cục trưởng.
19. Hàng năm lập kế hoạch về tài chính, mua sắm trang thiết bị trình Cục trưởng phê duyệt.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Sơ đồ tổ chức:
